Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120554

Lịch sử hình thành xã Vĩnh Hòa

Ngày 29/03/2018 15:21:06

Giới thiệu lịch sử hình thành xã Vĩnh Hòa

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ XÃ VĨNH HÒA
Vĩnh Hoà, một xã thuần nông, là một đơn vị hành chính thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, xã có một bề dày lịch sử hàng nghìn năm, đã trãi qua nhiều vương triều phong kiến Việt Nam, là một xã trung du bán sơn địa . Một vùng quê với truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, cần cù siêng năng trong lao động sản xuất, giản di trong sinh hoạt, đoàn kết đồng lòng trong xây dựng quê hương đất nước.
Cách trung tâm huyện Vĩnh Lộc gần 7 km về phía Đông Nam, xã Vĩnh Hoà một đơn vị hành chính thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 44 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.488,5 ha. Phía Tây giáp xã Vĩnh Thành, Phía Đông giáp làng Sóc Sơn xã Vĩnh Hùng, Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hưng, Phía Nam giáp xã Định Hải và xã Định Liên của huyện Yên Định. Tổng dân số tính đến tháng 12 năm 2017 là 7511 nhân khẩu, sinh sống trong 11 thôn, trong xã có 01 thon công giáo toàn tòng với gần 700 nhân khẩu.
Dựa vào các điều kiện thuận lợi như toàn bphía tây xã là lợp lưusông mã, sông bưởi hàng năm đã bôi đắp một lượng phù sa màu mỡ hàng 100 m3. Thành phần và cấu tạo địa lý đất đai xã Vĩnh Hoà được xác định nhiều thành phần mà qua phân tích thổ nhưỡng của ngành khoa học có từ đất hạng một đến hạng 5, có sông, núi, có đồng cao, đồng sâu, đồng chiêm có bãi bồn ven sông ...
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ VĨNH HÒA
Mặc dù đã có dấu vết cư dân sinh sống cách đây hàng ngàn năm nhưng mãi đến cuối triều đại nhà Trần đầu Hồ (Khoảng năm 1360 - 1401) mới có tên địa danh xã Vĩnh Hoà đến ngày nay đã thay đổi các làng xã trang ấp của “4 tổng” hợp lại đó là:
Làng Chấp: (Tức Hữu chấp ) và làng mới (tức làng Lợi chấp) Thuộc tổng xã Nam cai tổng Hồ Nam.
Làng Công (tức Phụng công, thuộc tổng cao mật)
Làng Nhật (Tức Nhật Quang) Thuộc tổng Bỉm bút. Bốn làng trên sau cách mạng 8/1945 được huyện đặt tên là xã Cộng Hoà, chủ tịch uỷ ban lâm thời của xã Cộng Hoà là ông Lê Văn Hinh người làng Lợi Chấp.
Còn tổng sóc sơn gồm có 7 làng:
Làng Bỉm (Tức làng Quang biểu)
Làng Phúc tường (tức Nghĩa kỳ)
Làng Boi (Tức làng Giang đông)
Làng Ngỡ(Tức pháp ngỡ)
Làng sóc sơn.
Làng cù (Tức làng Cù đông)
Làng Toán Nghệ.
Về niên đại hình thành tổng sóc sơn có khoảng thế kỷ thứ X (năm 940 - 975) và đã trãi qua 4 vương triều phong kiến Việt Nam, đó là cuối Trần, Tiền Lê, Hậu Lê và Trịnh - Nguyễn.
Như vậy, xã Vĩnh Hoà trước cách mạng tháng 8/1945 thuộc tổng sóc sơn, là một trong sáu tổng của Huyện Vĩnh Lộc là tổng cao Mận, Tổng Hồ Nam, Tổng Bỉnh bút, tổng Bồng thượng, Tổng Thanh xã và Tổng sóc.
Chủ tịch uỷ ban lâm thời xã Vĩnh Hoà là Ông : Trịnh Bá Huệ người làng Quang biểu.
Sau thắng lợi tổng khởi nghĩa 19/8/1945 do đặc điểm tình hình và địa hình dân cư, Huyện Quyết định sát nhập 2 xã từ ngày 12/12/1947 với tên gọi là xã Vĩnh Hoà cho đến ngày nay. Người chủ tịch uỷ ban xã đầu tiên là Ông : Trịnh Bá Huệ.
Đồng thời với công tác tổ chức nhân sự thì tổ chức hành chính cũng được tiến hành điều chỉnh sắp xếp lại các làng xã nhằm mục đích tạo điều kiện hợp lý trong hoạt động và điều hành công việc.
Sau cách mạng 1945, xã Vĩnh Hoà mới nhận về 5 làng thuộc các tổng khác là :
Làng Hữu chấp huộc tổng Hồ Nam về Vĩnh Hoà.
Làng Lợi chấp thuộc tổng Hồ Nam về Vĩnh Hoà
Làng Phụng Công thuộc Cao mật về Vĩnh Hoà.
Làng Nhật Quang thuộc Bỉnh bút về Vĩnh Hoà.
Làng đồng mực thuộc tổng Vân lung về Vĩnh Hoà.
* Chuyển 5 làng về các xã khác là :
Làng Cù đông chuyển về xã Vĩnh Phúc.
Làng Toán nghệ chuyển về Vĩnh Hùng.
Làng Sóc sơn chuyển về Vĩnh Hùng.
Làng Phụng công chuyển về Vĩnh Thành
Làng Đồng mực chuyển về Vĩnh Hùng
* Xã Vĩnh Hoà hiện nay có 7 làng sau :
Làng Quang biểu
Làng Nghĩa kỳ
Làng Giang đông
Làng Pháp Ngỡ
Làng Hữu chấp
Làng Lợi chấp
Làng Nhật quang.
Xã Vĩnh Hoà là một địa điểm của người dân từ nhiều miền quê hội tụ, nhiều làng xóm có nguồn gốc lâu từ trên dưới 2 nghìn năm thuộc văn hoá đông sơn.
Trai qua hàng ngàn năm hình thành, xây dựng và phát triển, với bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và vùng quê người dân Vĩnh Hoà đã cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết chung sức chung lòng để chống chọi với thiên nhiên .
Vĩnh Hoà cũng là vùng đất màu mỡ nên đã tụ hội được nhiều cư dân mới, họ đã mang những kinh nghiệm sống, nếp văn hoá truyền thống của các địa phương, nhiều phong tục tập quán mới được bổ xung làm nên nét riêng cho xã Vĩnh Hoà.
Và cũng từ đó đã sản sinh ra những con người hào kiệt của đất nước như : Thái uý Bình quân Quốc sự Trịnh - Khả (1416) người kim bôi (Tức Giang đông) năm 1884, vua Hàm nghi hạ chiều cần vương đánh Pháp thì Vĩnh Hoà lại có một đề đốc tài giỏi, mưu trí dũng lược, chỉ huy nghĩa binh cùng tống duy tân chiến đấu chống giặc tại Ba đình (Nga sơn) và núi Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc).
Noi gương các bậc tiền bối, trước khi có Đảng cộng sản ra đời 3/2/1930 lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì Vĩnh Hoà đã có một loạt nhân tố tích cực, được giác ngộ chủ nghĩa yêu nước, tham gia tích cực các đoàn thể, các phong trào cách mạng dưới nhiều hình thức công khai và bán công khai . Tiêu biểu nhất là đồng chí Trịnh Huy Quang người làng Nghĩa Kỳ đã tham gia tổ chức cách mạng đầu tiên ở xã, huyện Vĩnh Lộc, một số huyện trong tỉnh.
Từ cuối năm 1926 tại tỉnh Thanh Hoá đã có 2 tổ chức cách mạng là “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ” và “Đảng tân việt” đồng chí Quang đã tham gia tích cực và sau đó đã trở thành Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá .
Năm 1927 đồng chí Trịnh Huy Quang đã lãnh đạo một số đồng chí khác rải truyền đơn dọc các tuyến đường trưởng tiểu học Pháp – Việt đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng nhân dân, đồng thời gây thanh thế cho tổ chức cách mạng.
Giữa năm 1928, cơ sở của hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được xây dựng ở nhiều làng trong xã như Nghĩa Kỳ, Quang biểu, Hữu chấp.
Cuối năm 1929 thì đồng chí Trịnh HUy Quang bị mật thám bắt và bị giam tù tại nhà tù Buôn Ma Thuật. Sau nhiều đợt tra tấn tàn ác không khai thác được gì ở người cộng sản này buộc địch phải trả tự do sau hơn 4 năm trong tù đế quốc (Đồng chí Quang bị tù từ tháng 8/1929 đến 11/1933).
Ra tù đồng chí đã liên lạc với tổ chức và tiếp tục hoạt động ở khu vực huyện Vĩnh Lộc, Cẩm thuỷ.
Cùng với tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì tổ chức “Đảng Tân Việt” cũng phát triển nhanh chóng trong các làng Hữu chấp, Lợi chấp, Quang biểu, Nghĩa kỳ … thu hút đông đảo tầng lớp Thanh niên tham gia dưới sự dìu dắt hướng dẫn của đồng chí hoạt động tại làng Sóc sơn (lúc đó là tổng Sóc sơn có cả Vĩnh Hoà ngày nay). Với danh nghĩa là đi vỡ hoang sản xuất nhưng thức tế đấy là khu vực huấn luyện quân sự, chính trị còn tăng gia sản xuất là để tự túc.
Ngoài 2 tổ chức trên thì “hội tiên long ái Quốc” cũng hoạt động ráo riết không chỉ riêng Vĩnh Hoà mà còn rộng khắp các huyện trong tỉnh . Song, do điều kiện địch đàn áp, lùng bắt … nên hội tiên long ái Quốc chỉ tồn tại được một thời gian ngắn(khoảng hơn 1 năm) thì tan rã trong xã Vĩnh Hoà cũng có một số bị bắt nhưng qua tra tấn đánh đập đều giữ vững được khí tiết cách mạng
Thời kỳ từ 1931 đến 1936 cách tổ chức cách mạng hoạt động trên quy mô rộng lớn tác dụng của các phong trào yêu nước mỗi ngày mộ lên cao nhất là phong trào xô viết Nghệ Tĩnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các địa phương trong tỉnh, trong huyện nói chung và Vĩnh Hoà nói riêng .Nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng ở các làng mà xã Vĩnh Hoà có các làng tiêu biểu như lợi chấp, hữu chấp, phúc tường, Quang biểu.
Sau ngày Đảng cộng sản ra đời thì ảnh hưởng của Đảng đã đi vào đời sống của người dân, quần chúng được tuyên truyền , giác ngộ cách mạng, càng thấm thía cuộc đời lầm than, nỗi nhục của người dân bị áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến. Nhân dân có lòng tin Đảng, đi theo cách mạng, làm cách mạng .
Trước các cao trào đấu tranh và hoạt động cách mạng của quần chúng nhân dân, địch điên cuồng lồng lộn khủng bố, đàn áp các lực lượng cách mạng bước vào thời kỳ vô cùng khó khăn, xã Vĩnh Hoà cũng trong bế tắc đó . Song, các đoàn thể quần chúng vẫn bí mật hoạt động, tin tưởng vào tổ chức , tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Tại xã vẫn tiếp tục hoạt động theo các hình thức như “hội truyền bá Quốc ngữ”, “Hội nông hội đỏ” “Hội đi tranh” Làm nhà với mục đích đoàn kết, tập hợp lực lượng để đấu tranh chống lại các chính sách của địch. Cơ sở nông hội đỏ được duy trì củng cố vả mở rộng , các tổ chức khác như “hội đánh tranh” “hội đi săn ” thông qua các tổ chức hội biến tướng đã đưa người dân Vĩnh Hoà vào một nếp sống chân tình, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi trường hợp khó khăn thiếu thốn, giúp nhau dựng nhà cửa sinh sống lúc cha già mẹ héo, đùm bọc nhau trong tình làng nghĩa xóm.
Cuối năm 1933 đầu năm 1934, nhiều cơ sở của Đảng trong huyện được phục hồi và củng cố, các tổ chức quần chúng phát triển khắp nơi điều kiện số lượng cán bộ , Đảng viên đã được rèn luyện thử thách qua thực tế công tác nên tỉnh uỷ Thanh Hoá có chủ trương thành lập chi bộ ghép hai huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành thì đồng chí Trịnh Huy Quang(Nghĩa kỳ) cũng tham gia và phụ trách tờ báo “tia sáng” tiếng nói của tỉnh Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá.
Tờ báo “tia sáng” được cơ quan ấn loát đặt tại nhà ông “Trịnh Văn Chế” “Quang biểu” và nhà ông “Lê Văn Lược” (Nghĩa kỳ). Năm 1934 - 1935, thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc thành lập các hội ái hữu, toàn huyện Vĩnh Lộc lúc này có 11 làng có tổ chức thì riêng Vĩnh Hoà có đến 4 làng có tổ cức ái hữu đó là làng Hữu chấp, Phúc tường, Quang biểu và Lợi chấp (Vĩnh Lộc còn có các làng khác như : Cẩm bào, xuân áng, đông môn, Yên tôn hạ, Thọ đồn, Mỹ xuyên) cũng thành lập rất sớm.
Tháng 6/1937, một số làng tại Vĩnh Lộc đã tổ chức đấu tranh chống thuế thân, một loại thuế nghiệt ngã, dã mam.nhất trong các thứ thuế mà thực dân Pháp đè lên cổ người lao động phải chịu đựng. Trong huyện, một số xã đã vận động quần chúng lao động phản đối việc thu thuế thân, ở xã Vĩnh Hoà cũng dấy lên phong trào lấy chữ ký để phản đối nhà cầm quyền điển hình cuộc vận động này là cuộc mít tinh tuần hành của quần chúng nhân dân làng Quang biểu do đồng chí Cao Ngọc Oanh tổ chức, lãnh đạo trong cuộc mít tinh tuần hành có cờ loa biểu ngữ hoan nghênh mặt trận bình dân pháp.
Cũng trong thời gian này, cuộc đấu tranh để đưa những cán bộ Việt Minh vào các cấp chính quyền Nhà nước cũng diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn Huyện Vĩnh Lộc, trong đó tại Vĩnh Hoà có cuộc tuyên truyền vận động nhân dân bầu cho cụ Nguyễn Đan Quế (Làng sóc sơn lúc đó đang thuộc xã Vĩnh Hoà) vào viện dân biểu trung kỳ khu vực5 gồm các huyện Vĩnh Lộc, Hà trung, Thạch Thành và Huyện Nga Sơn đồng chí Cao Ngọc Oanh đã lãnh đạo phong trào này thành công tốt đẹp, thu được kết quả lớn.
Tháng 7/1938 thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc thành lập uỷ ban vận động cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc gồm 10 ngươì do ông Lê Văn Thiệp làm trưởng ban và ông Đặng Văn Hỷ phụ trách công tác thanh niên thì xã Vĩnh Hoà cũng có một người đứng trong hàng ngũ, tổ chức đó là đồng chí Cao Ngọc Oanh.
Ngày 14/7/1939, tại cửa Bắc thành tây giai, hàng 100 quần chúng cách mạng thuộc các tổng cao mật, Bỉnh bút, Hồ Nam và Sóc sơn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn . Đồng chí Cao Ngọc Oanh đã đọc diễn thuyết hùng hồn nêu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp, lên án chính quyền thuộc địa và thực dân phong kiến . kêu gọi quần chúng nhân dân đoàn kết đấu tranh chống áp bức bọc lột, đòi thả tù chính trị .
Sau khi Đảng được thành lập, được sự lãnh đạo sát sao, phong trào cách mạng trong xã được triển khai sâu rộng, liên tục, mạnh mẽ . thông qua các tổ chức “Hội ái hữu” “Hội Đi Tranh”làm nhà từng bước nâng cao sự giác ngộ cách mạng của nhân dân tham gia đông đảo hơn. Qua đó đội ngũ cán bộ, đảng viên đã trưởng thành từ nhận thức lý luận đến hành động thực tế .
-Trương Văn Trọng -

Lịch sử hình thành xã Vĩnh Hòa

Đăng lúc: 29/03/2018 15:21:06 (GMT+7)

Giới thiệu lịch sử hình thành xã Vĩnh Hòa

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ XÃ VĨNH HÒA
Vĩnh Hoà, một xã thuần nông, là một đơn vị hành chính thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, xã có một bề dày lịch sử hàng nghìn năm, đã trãi qua nhiều vương triều phong kiến Việt Nam, là một xã trung du bán sơn địa . Một vùng quê với truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, cần cù siêng năng trong lao động sản xuất, giản di trong sinh hoạt, đoàn kết đồng lòng trong xây dựng quê hương đất nước.
Cách trung tâm huyện Vĩnh Lộc gần 7 km về phía Đông Nam, xã Vĩnh Hoà một đơn vị hành chính thuộc huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 44 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.488,5 ha. Phía Tây giáp xã Vĩnh Thành, Phía Đông giáp làng Sóc Sơn xã Vĩnh Hùng, Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hưng, Phía Nam giáp xã Định Hải và xã Định Liên của huyện Yên Định. Tổng dân số tính đến tháng 12 năm 2017 là 7511 nhân khẩu, sinh sống trong 11 thôn, trong xã có 01 thon công giáo toàn tòng với gần 700 nhân khẩu.
Dựa vào các điều kiện thuận lợi như toàn bphía tây xã là lợp lưusông mã, sông bưởi hàng năm đã bôi đắp một lượng phù sa màu mỡ hàng 100 m3. Thành phần và cấu tạo địa lý đất đai xã Vĩnh Hoà được xác định nhiều thành phần mà qua phân tích thổ nhưỡng của ngành khoa học có từ đất hạng một đến hạng 5, có sông, núi, có đồng cao, đồng sâu, đồng chiêm có bãi bồn ven sông ...
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ VĨNH HÒA
Mặc dù đã có dấu vết cư dân sinh sống cách đây hàng ngàn năm nhưng mãi đến cuối triều đại nhà Trần đầu Hồ (Khoảng năm 1360 - 1401) mới có tên địa danh xã Vĩnh Hoà đến ngày nay đã thay đổi các làng xã trang ấp của “4 tổng” hợp lại đó là:
Làng Chấp: (Tức Hữu chấp ) và làng mới (tức làng Lợi chấp) Thuộc tổng xã Nam cai tổng Hồ Nam.
Làng Công (tức Phụng công, thuộc tổng cao mật)
Làng Nhật (Tức Nhật Quang) Thuộc tổng Bỉm bút. Bốn làng trên sau cách mạng 8/1945 được huyện đặt tên là xã Cộng Hoà, chủ tịch uỷ ban lâm thời của xã Cộng Hoà là ông Lê Văn Hinh người làng Lợi Chấp.
Còn tổng sóc sơn gồm có 7 làng:
Làng Bỉm (Tức làng Quang biểu)
Làng Phúc tường (tức Nghĩa kỳ)
Làng Boi (Tức làng Giang đông)
Làng Ngỡ(Tức pháp ngỡ)
Làng sóc sơn.
Làng cù (Tức làng Cù đông)
Làng Toán Nghệ.
Về niên đại hình thành tổng sóc sơn có khoảng thế kỷ thứ X (năm 940 - 975) và đã trãi qua 4 vương triều phong kiến Việt Nam, đó là cuối Trần, Tiền Lê, Hậu Lê và Trịnh - Nguyễn.
Như vậy, xã Vĩnh Hoà trước cách mạng tháng 8/1945 thuộc tổng sóc sơn, là một trong sáu tổng của Huyện Vĩnh Lộc là tổng cao Mận, Tổng Hồ Nam, Tổng Bỉnh bút, tổng Bồng thượng, Tổng Thanh xã và Tổng sóc.
Chủ tịch uỷ ban lâm thời xã Vĩnh Hoà là Ông : Trịnh Bá Huệ người làng Quang biểu.
Sau thắng lợi tổng khởi nghĩa 19/8/1945 do đặc điểm tình hình và địa hình dân cư, Huyện Quyết định sát nhập 2 xã từ ngày 12/12/1947 với tên gọi là xã Vĩnh Hoà cho đến ngày nay. Người chủ tịch uỷ ban xã đầu tiên là Ông : Trịnh Bá Huệ.
Đồng thời với công tác tổ chức nhân sự thì tổ chức hành chính cũng được tiến hành điều chỉnh sắp xếp lại các làng xã nhằm mục đích tạo điều kiện hợp lý trong hoạt động và điều hành công việc.
Sau cách mạng 1945, xã Vĩnh Hoà mới nhận về 5 làng thuộc các tổng khác là :
Làng Hữu chấp huộc tổng Hồ Nam về Vĩnh Hoà.
Làng Lợi chấp thuộc tổng Hồ Nam về Vĩnh Hoà
Làng Phụng Công thuộc Cao mật về Vĩnh Hoà.
Làng Nhật Quang thuộc Bỉnh bút về Vĩnh Hoà.
Làng đồng mực thuộc tổng Vân lung về Vĩnh Hoà.
* Chuyển 5 làng về các xã khác là :
Làng Cù đông chuyển về xã Vĩnh Phúc.
Làng Toán nghệ chuyển về Vĩnh Hùng.
Làng Sóc sơn chuyển về Vĩnh Hùng.
Làng Phụng công chuyển về Vĩnh Thành
Làng Đồng mực chuyển về Vĩnh Hùng
* Xã Vĩnh Hoà hiện nay có 7 làng sau :
Làng Quang biểu
Làng Nghĩa kỳ
Làng Giang đông
Làng Pháp Ngỡ
Làng Hữu chấp
Làng Lợi chấp
Làng Nhật quang.
Xã Vĩnh Hoà là một địa điểm của người dân từ nhiều miền quê hội tụ, nhiều làng xóm có nguồn gốc lâu từ trên dưới 2 nghìn năm thuộc văn hoá đông sơn.
Trai qua hàng ngàn năm hình thành, xây dựng và phát triển, với bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và vùng quê người dân Vĩnh Hoà đã cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết chung sức chung lòng để chống chọi với thiên nhiên .
Vĩnh Hoà cũng là vùng đất màu mỡ nên đã tụ hội được nhiều cư dân mới, họ đã mang những kinh nghiệm sống, nếp văn hoá truyền thống của các địa phương, nhiều phong tục tập quán mới được bổ xung làm nên nét riêng cho xã Vĩnh Hoà.
Và cũng từ đó đã sản sinh ra những con người hào kiệt của đất nước như : Thái uý Bình quân Quốc sự Trịnh - Khả (1416) người kim bôi (Tức Giang đông) năm 1884, vua Hàm nghi hạ chiều cần vương đánh Pháp thì Vĩnh Hoà lại có một đề đốc tài giỏi, mưu trí dũng lược, chỉ huy nghĩa binh cùng tống duy tân chiến đấu chống giặc tại Ba đình (Nga sơn) và núi Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc).
Noi gương các bậc tiền bối, trước khi có Đảng cộng sản ra đời 3/2/1930 lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì Vĩnh Hoà đã có một loạt nhân tố tích cực, được giác ngộ chủ nghĩa yêu nước, tham gia tích cực các đoàn thể, các phong trào cách mạng dưới nhiều hình thức công khai và bán công khai . Tiêu biểu nhất là đồng chí Trịnh Huy Quang người làng Nghĩa Kỳ đã tham gia tổ chức cách mạng đầu tiên ở xã, huyện Vĩnh Lộc, một số huyện trong tỉnh.
Từ cuối năm 1926 tại tỉnh Thanh Hoá đã có 2 tổ chức cách mạng là “Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ” và “Đảng tân việt” đồng chí Quang đã tham gia tích cực và sau đó đã trở thành Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá .
Năm 1927 đồng chí Trịnh Huy Quang đã lãnh đạo một số đồng chí khác rải truyền đơn dọc các tuyến đường trưởng tiểu học Pháp – Việt đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng nhân dân, đồng thời gây thanh thế cho tổ chức cách mạng.
Giữa năm 1928, cơ sở của hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được xây dựng ở nhiều làng trong xã như Nghĩa Kỳ, Quang biểu, Hữu chấp.
Cuối năm 1929 thì đồng chí Trịnh HUy Quang bị mật thám bắt và bị giam tù tại nhà tù Buôn Ma Thuật. Sau nhiều đợt tra tấn tàn ác không khai thác được gì ở người cộng sản này buộc địch phải trả tự do sau hơn 4 năm trong tù đế quốc (Đồng chí Quang bị tù từ tháng 8/1929 đến 11/1933).
Ra tù đồng chí đã liên lạc với tổ chức và tiếp tục hoạt động ở khu vực huyện Vĩnh Lộc, Cẩm thuỷ.
Cùng với tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thì tổ chức “Đảng Tân Việt” cũng phát triển nhanh chóng trong các làng Hữu chấp, Lợi chấp, Quang biểu, Nghĩa kỳ … thu hút đông đảo tầng lớp Thanh niên tham gia dưới sự dìu dắt hướng dẫn của đồng chí hoạt động tại làng Sóc sơn (lúc đó là tổng Sóc sơn có cả Vĩnh Hoà ngày nay). Với danh nghĩa là đi vỡ hoang sản xuất nhưng thức tế đấy là khu vực huấn luyện quân sự, chính trị còn tăng gia sản xuất là để tự túc.
Ngoài 2 tổ chức trên thì “hội tiên long ái Quốc” cũng hoạt động ráo riết không chỉ riêng Vĩnh Hoà mà còn rộng khắp các huyện trong tỉnh . Song, do điều kiện địch đàn áp, lùng bắt … nên hội tiên long ái Quốc chỉ tồn tại được một thời gian ngắn(khoảng hơn 1 năm) thì tan rã trong xã Vĩnh Hoà cũng có một số bị bắt nhưng qua tra tấn đánh đập đều giữ vững được khí tiết cách mạng
Thời kỳ từ 1931 đến 1936 cách tổ chức cách mạng hoạt động trên quy mô rộng lớn tác dụng của các phong trào yêu nước mỗi ngày mộ lên cao nhất là phong trào xô viết Nghệ Tĩnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến các địa phương trong tỉnh, trong huyện nói chung và Vĩnh Hoà nói riêng .Nhiều cơ sở cách mạng được xây dựng ở các làng mà xã Vĩnh Hoà có các làng tiêu biểu như lợi chấp, hữu chấp, phúc tường, Quang biểu.
Sau ngày Đảng cộng sản ra đời thì ảnh hưởng của Đảng đã đi vào đời sống của người dân, quần chúng được tuyên truyền , giác ngộ cách mạng, càng thấm thía cuộc đời lầm than, nỗi nhục của người dân bị áp bức bóc lột của đế quốc phong kiến. Nhân dân có lòng tin Đảng, đi theo cách mạng, làm cách mạng .
Trước các cao trào đấu tranh và hoạt động cách mạng của quần chúng nhân dân, địch điên cuồng lồng lộn khủng bố, đàn áp các lực lượng cách mạng bước vào thời kỳ vô cùng khó khăn, xã Vĩnh Hoà cũng trong bế tắc đó . Song, các đoàn thể quần chúng vẫn bí mật hoạt động, tin tưởng vào tổ chức , tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Tại xã vẫn tiếp tục hoạt động theo các hình thức như “hội truyền bá Quốc ngữ”, “Hội nông hội đỏ” “Hội đi tranh” Làm nhà với mục đích đoàn kết, tập hợp lực lượng để đấu tranh chống lại các chính sách của địch. Cơ sở nông hội đỏ được duy trì củng cố vả mở rộng , các tổ chức khác như “hội đánh tranh” “hội đi săn ” thông qua các tổ chức hội biến tướng đã đưa người dân Vĩnh Hoà vào một nếp sống chân tình, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi trường hợp khó khăn thiếu thốn, giúp nhau dựng nhà cửa sinh sống lúc cha già mẹ héo, đùm bọc nhau trong tình làng nghĩa xóm.
Cuối năm 1933 đầu năm 1934, nhiều cơ sở của Đảng trong huyện được phục hồi và củng cố, các tổ chức quần chúng phát triển khắp nơi điều kiện số lượng cán bộ , Đảng viên đã được rèn luyện thử thách qua thực tế công tác nên tỉnh uỷ Thanh Hoá có chủ trương thành lập chi bộ ghép hai huyện Vĩnh Lộc và Thạch Thành thì đồng chí Trịnh Huy Quang(Nghĩa kỳ) cũng tham gia và phụ trách tờ báo “tia sáng” tiếng nói của tỉnh Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá.
Tờ báo “tia sáng” được cơ quan ấn loát đặt tại nhà ông “Trịnh Văn Chế” “Quang biểu” và nhà ông “Lê Văn Lược” (Nghĩa kỳ). Năm 1934 - 1935, thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc thành lập các hội ái hữu, toàn huyện Vĩnh Lộc lúc này có 11 làng có tổ chức thì riêng Vĩnh Hoà có đến 4 làng có tổ cức ái hữu đó là làng Hữu chấp, Phúc tường, Quang biểu và Lợi chấp (Vĩnh Lộc còn có các làng khác như : Cẩm bào, xuân áng, đông môn, Yên tôn hạ, Thọ đồn, Mỹ xuyên) cũng thành lập rất sớm.
Tháng 6/1937, một số làng tại Vĩnh Lộc đã tổ chức đấu tranh chống thuế thân, một loại thuế nghiệt ngã, dã mam.nhất trong các thứ thuế mà thực dân Pháp đè lên cổ người lao động phải chịu đựng. Trong huyện, một số xã đã vận động quần chúng lao động phản đối việc thu thuế thân, ở xã Vĩnh Hoà cũng dấy lên phong trào lấy chữ ký để phản đối nhà cầm quyền điển hình cuộc vận động này là cuộc mít tinh tuần hành của quần chúng nhân dân làng Quang biểu do đồng chí Cao Ngọc Oanh tổ chức, lãnh đạo trong cuộc mít tinh tuần hành có cờ loa biểu ngữ hoan nghênh mặt trận bình dân pháp.
Cũng trong thời gian này, cuộc đấu tranh để đưa những cán bộ Việt Minh vào các cấp chính quyền Nhà nước cũng diễn ra rất sôi nổi trên địa bàn Huyện Vĩnh Lộc, trong đó tại Vĩnh Hoà có cuộc tuyên truyền vận động nhân dân bầu cho cụ Nguyễn Đan Quế (Làng sóc sơn lúc đó đang thuộc xã Vĩnh Hoà) vào viện dân biểu trung kỳ khu vực5 gồm các huyện Vĩnh Lộc, Hà trung, Thạch Thành và Huyện Nga Sơn đồng chí Cao Ngọc Oanh đã lãnh đạo phong trào này thành công tốt đẹp, thu được kết quả lớn.
Tháng 7/1938 thực hiện chủ trương của tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc thành lập uỷ ban vận động cách mạng ở huyện Vĩnh Lộc gồm 10 ngươì do ông Lê Văn Thiệp làm trưởng ban và ông Đặng Văn Hỷ phụ trách công tác thanh niên thì xã Vĩnh Hoà cũng có một người đứng trong hàng ngũ, tổ chức đó là đồng chí Cao Ngọc Oanh.
Ngày 14/7/1939, tại cửa Bắc thành tây giai, hàng 100 quần chúng cách mạng thuộc các tổng cao mật, Bỉnh bút, Hồ Nam và Sóc sơn dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng tổ chức một cuộc mít tinh quy mô lớn . Đồng chí Cao Ngọc Oanh đã đọc diễn thuyết hùng hồn nêu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp, lên án chính quyền thuộc địa và thực dân phong kiến . kêu gọi quần chúng nhân dân đoàn kết đấu tranh chống áp bức bọc lột, đòi thả tù chính trị .
Sau khi Đảng được thành lập, được sự lãnh đạo sát sao, phong trào cách mạng trong xã được triển khai sâu rộng, liên tục, mạnh mẽ . thông qua các tổ chức “Hội ái hữu” “Hội Đi Tranh”làm nhà từng bước nâng cao sự giác ngộ cách mạng của nhân dân tham gia đông đảo hơn. Qua đó đội ngũ cán bộ, đảng viên đã trưởng thành từ nhận thức lý luận đến hành động thực tế .
-Trương Văn Trọng -

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC