Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
120554

Bài dự thi: " GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH BIA VÀ ĐỀN THỜ TRỊNH KHẢ -THÔN GIANG ĐÔNG - XÃ VĨNH HÒA"

Ngày 12/01/2022 09:31:12

Thanh Hóa vùng đất địa linh nhân kiệt có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử; gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa có nền văn hóa phong phú lâu đời với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, toàn huyện có 01 Di sản văn hóa thế giới, 14 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh. Quê hương Vĩnh Hòa chúng tôi tuy không có công trình kiến trúc độc đáo như Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ cũng không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc bồng lai tiên cảnh như khu danh thắng Kim Sơn, Tiên Sơn nhưng Vĩnh Hòa có hai di tích đã được xếp hạng gồm Di tích lịch sử bia và đền Trịnh Khả là di tích lịch sử cấp quốc gia và cụm Di tích đình, phủ, chùa Bỉn thôn Quang Biểu là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cấp tỉnh.

Chào mừng quý vị và các bạn về thăm quê hương Vĩnh Hòa của chúng tôi. Tôi là Nguyễn Vương Hoan, cán bộ Công an xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tôi sinh ra và lớn lên tại làng Lợi Chấp xã Vĩnh Hòa hay co tên khác là làng Mới. Gọi là làng mới vì làng mới được thành lập từ năm 1898 khi tách từ một phần của làng Hữu Chấp. Quê hương tôi có truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần hiếu học. Từ thuở bé tôi đã được dạy về truyền thống quê hương với những người con ưu tú giữ chức vụ cao từ trung ương đến địa phương ở trong và ngoài nước; những sỹ quan Công an, quân đội mang cấp hàm Đại tá, Thượng tá… tất cả đã hun đúc ý chí, nuôi dưỡng ước mơ của tôi trở thành chiến sỹ Công an nhân dân như ngày hôm nay.Tuổi thơ tôi gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình. Đình làng Lợi Chấp còn giữ được kiến trúc truyền thống 5 gian, đồng thời là nhà văn hóa, khu thể thao, nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong làng. Đây là bia địa giới được làm từ đá nguyên khối có từ khi thành lập làng năm 1898 đến nay, trước kia bia được đặt làm mốc giữa làng Nhật Quang và làng Lợi Chấp. Những năm 90 của thế kỷ trước nhân dân trong làng đưa bia về đặt bên ngoài đình. Thờ thành hoàng làng là một nét văn hóa truyền thống của các làng quê Việt Nam, nhân dân làng Lợi Chấp thờ Thành hoàng làng là Thần Quản Gia Đô Bác. Được biết, tại tỉnh Thanh Hóa có tới 72 thôn làng thờ ông là thần hoàng làng, trong đó xã Vĩnh Hòa có 6 làng gồm Nhật Quang, Lợi Chấp, Hữu Chấp, Quang Biểu, Nghĩa Kỳ, Giang Đông.

Tấm bia mốc đá vẫn còn đây

Ghi dấu thời gian những tháng ngày

Mặt đã phôi pha vì sương gió

Lòng vẫn kiên trung chẳng đổi thay

Sống lại ngược dòng trang lịch sử

Biết bao gian khó vẫn vượt qua

Đổi thay cuộc đời khi có Đảng

Xây làng văn hóa rạng tương lai.

Kính thưa quý vị, Vĩnh Hòa là một xã trung du bán sơn địa thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Cách trung tâm huyện Vĩnh Lộc gần 7 km về phía Đông Nam, cách thành phố Thanh Hoá 44 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.488,5 ha. Phía Tây giáp sông Bưởi bên kia là xã Ninh Khang, Phía Đông giáp làng Sóc Sơn xã Vĩnh Hùng, Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hưng, Phía Nam giáp sông Mã bên kia là xã Định Hải và xã Định Liên của huyện Yên Định. Tổng dân số tính đến tháng 11 năm 2021 là 7.021 nhân khẩu, sinh sống trong 8 thôn gồm thôn Nhật Quang, Lợi Chấp, Quang Biểu, Nghĩa Kỳ, Giang Đông, Hữu Chấp, Bổng Phồn và Pháp Ngỡ.

Xuất phát điểm là một xã thuần nông của huyện Vĩnh Lộc với hơn 90% dân số làm nông nghiệp; lại thường xuyên chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai bão lũ. Nhờ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện; dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, cùng với sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Vĩnh Hòa đã phát triển trở thành xã phát triển nhanh của huyện. Năm 2021 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,8%, thu nhập bình quân đầu người 45,5 triệu đồng/ người/ năm. Xã đã về đích nông thôn mới năm 2019 và đang nỗ lực phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2023. Dù kinh tế có nhiều đổi thay; nhưng người dân xã Vĩnh Hòa vẫn gìn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương. Đó là truyền thống lao động cần cù, học hành khoa cử, lòng yêu nước nồng nàn, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhiều người con của Vĩnh Hòa thành đạt đã quay trở về hỗ trợ, giúp đỡ quê hương cả về vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển tạo động lực cho thế hệ trẻ Vĩnh Hòa nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu phát huy truyền thống quê hương.

Với những giá trị truyền thống tốt đẹp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hòa quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

BÀI THI CHÍNH

Trịnh Khả (1391-1451) là khai quốc công thần của nhà Lê Sơ. Năm 1416 ông là một trong 16 người cùng Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi tham gia hội thề Lũng Nhai khởi binh đánh giặc Minh. Năm 1428 khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi sắc phong Trịnh Khả giữ chức Thái úy là người đứng đầu các quan võ trong triều. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất, mà còn là nhà ngoại giao lỗi lạc có công xây dựng mối quan hệ anh em Việt – Lào cho đến ngày nay, mà còn là vị quan thanh liêm vì dân vì nước. Để ghi nhớ công lao của Trịnh Khả, năm 1453 vua Lê Nhân Tông đã cho nhân dân lập đền thờ ông tại quê nhà xã Kim Bôi huyện Vĩnh Ninh nay là thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Di tích bia và đền thờ Trịnh Khả cách trung tâm xã Vĩnh Hòa 3km, trung tâm huyện Vĩnh Lộc hơn 9km nằm ở phía nam núi Kiều sơn, tựa lung vào núi, hướng mặt ra dòng sông Mã. Được xây dựng từ năm 1453 đến nay đã gần 600 năm, trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, bị chiến tranh tàn phá nên cơ bản những công trình cũ đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn, đa phần những công trình hiện tại được xây dựng từ năm 1993 trở lại đây.

Theo sử sách, đền thờ Trịnh Khả cổ bao gồm tiền đường 3 gian, hậu cung và bia đá. Trong đó bia công trạng được khởi dựng niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông. Ngày 26 tháng 7 năm 1451 thái hậu Nguyễn Thị Anh nghe lời gian thần đã ra lệnh xử tử Trịnh Khả cùng con trai ông là Trịnh Bá Quát. Đến năm 1453 vua Lê Nhân Tông mới minh oan, khôi phục chức quan cho ông và cấp tiền cho nhân dân làng Kim Bôi xây dựng đền thờ tại quê nhà.

Vị trí chúng ta đang đứng là nền móng cũ của tiền đường hiện nay không còn nữa, phía sau là hậu cung được xây dựng lại năm 2016 hoàn thành năm 2019. Bên ngoài chúng ta thấy hai con rùa bằng đá lớn, một con rùa đá nhỏ đội mâm bằng đá. Chúng ta đều biết rùa là một trong tứ linh gồm long, lân, quy, phượng. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Theo lời của người trông đền thì con rùa đá đội mâm này được các chuyên gia văn hóa đánh giá là có niên đại cổ nhất ở đây.

Chúng ta thấy ở đây có bài thơ Kiều Lĩnh Kim Bôi Điện:

Hùng vĩ Sóc Sơn thế ngất trời

Vĩnh Ninh Kiều Lĩnh tích Kim Bôi

Lũng Nhai cử nghĩa cao hào khí

Chém tướng bình Ngô sử chói ngời

Khai quốc công thần tài phụ chính

Đầu triều văn võ sáng gương soi

Trung lương Hiển Khánh Vương anh kiệt

Sông Mã reo gầm dội biển khơi.

Bên trong hậu cung đã được xây lại theo kiến trúc phong kiến. Ở giữa hậu cung thờ Thái úy Trịnh Khả, trên ban thờ chúng ta thấy nổi bật là bài vị và hai cây nến bằng gỗ là cổ vật từ khi lập đền còn để lại. Đặc biệt cặp nến gỗ còn nguyên vẹn cả hai chiếc được các chuyên gia khẳng định là có giá trị lịch sử to lớn mà không có di tích nào của tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được.

Bên tả thờ bà cô Trịnh Thị Xuân Dung người có công lớn giúp che giấu Trịnh Khả khi quân Minh tìm cách tiêu giệt ông để trừ hậu họa khi ông còn nh, bà được vua Lê phong tặng là công chúa nhà Lê. Trước kia bà có miếu thờ riêng nhưng sau đó bị phá nên bà con trong họ rước long ngai thánh bà về đây để thờ.

Bên hữu thờ ông Trịnh Tùng là ông nội của Trịnh Khả và thân sinh ra ông là cụ Trịnh Quyện. Chúng ta thấy ở đây là bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Phía ngoài gần cửa là hai vị quan văn quan võ bảo vệ đền. Theo quy hoạch của tỉnh thời gian tới sẽ xây dựng tiền đường, khi đó ông nội, thân phụ và bà cô sẽ được thờ ở tiền đường, còn hậu cung chỉ thờ mình Thái úy Trịnh Khả.

Rời hậu cung chúng ta cùng lên thăm nhà bia nhé. Đây là vị trí cao nhất, cơ bản còn nguyên vẹn. Đường đi lên trước kia rất khó khăn, nhưng hiện nay đã được xây dựng mới nên thuận lợi hơn nhiều.

Tên bia là Đại Nam quốc Thái úy từ đường bi minh.

Niên đại: 1448 năm Thái Hòa thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông.

Người soạn bia là Thái học sinh Nguyễn Mộng Tuân.

Người khắc bia là Nguyễn Thiện Lô, ngự tiền tả ban.

Bia cao 1,3 m, rộng 0,7 m bề dày 0,2 m. Đế bia được tạo bằng tượng rùa dáng như di chuyển về phía trước biểu hiện cho công trạng được lưu truyền trường tồn cho hậu thế. Trán bia lượn hình vòng cung chạm hai được lửa. Viền xung quanh được khắc hoa văn theo văn hóa thời Lê Sơ. Toàn văn chữ Hán, khắc kiểu chữ Khải dài 22 dòng, mỗi dòng từ 2 đến 70 chữ, cả thảy khoảng 1.200 chữ, 50 câu minh.

Trên bia có đoạn viết “ Bổng lộc của ông lớn lao, rực sáng như hoàng đạo, là nguyên lão ba triều, chỉ mình ông có công đó. Từ đấy gia phong là Bảo chính công thần, Kim tử Vinh lộc đại phu, Nhập nội Tư mã tham tri chính sự”.

Nói về công lao của Thái uý Trịnh Khả, vua Lê Thánh Tông từng viết:

Tay trái quay càn, phải chuyển khôn

Lồng lộng miếu đền ngưỡng vọng tôn

Công danh cái thế còn lưu mãi

Trung hiếu truyền gia tước mãi còn

Quanh chốn lâu đài vui miếu thịnh

Gió mát viện đình rộng Trịnh môn

Tài danh đã báo điềm lành tốt

Rực rỡ công hầu cháu và con...

Bài dự thi: " GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH BIA VÀ ĐỀN THỜ TRỊNH KHẢ -THÔN GIANG ĐÔNG - XÃ VĨNH HÒA"

Đăng lúc: 12/01/2022 09:31:12 (GMT+7)

Thanh Hóa vùng đất địa linh nhân kiệt có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử; gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa có nền văn hóa phong phú lâu đời với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, toàn huyện có 01 Di sản văn hóa thế giới, 14 di tích cấp quốc gia, 50 di tích cấp tỉnh. Quê hương Vĩnh Hòa chúng tôi tuy không có công trình kiến trúc độc đáo như Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ cũng không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh sắc bồng lai tiên cảnh như khu danh thắng Kim Sơn, Tiên Sơn nhưng Vĩnh Hòa có hai di tích đã được xếp hạng gồm Di tích lịch sử bia và đền Trịnh Khả là di tích lịch sử cấp quốc gia và cụm Di tích đình, phủ, chùa Bỉn thôn Quang Biểu là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cấp tỉnh.

Chào mừng quý vị và các bạn về thăm quê hương Vĩnh Hòa của chúng tôi. Tôi là Nguyễn Vương Hoan, cán bộ Công an xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tôi sinh ra và lớn lên tại làng Lợi Chấp xã Vĩnh Hòa hay co tên khác là làng Mới. Gọi là làng mới vì làng mới được thành lập từ năm 1898 khi tách từ một phần của làng Hữu Chấp. Quê hương tôi có truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần hiếu học. Từ thuở bé tôi đã được dạy về truyền thống quê hương với những người con ưu tú giữ chức vụ cao từ trung ương đến địa phương ở trong và ngoài nước; những sỹ quan Công an, quân đội mang cấp hàm Đại tá, Thượng tá… tất cả đã hun đúc ý chí, nuôi dưỡng ước mơ của tôi trở thành chiến sỹ Công an nhân dân như ngày hôm nay.Tuổi thơ tôi gắn liền với cây đa, bến nước, sân đình. Đình làng Lợi Chấp còn giữ được kiến trúc truyền thống 5 gian, đồng thời là nhà văn hóa, khu thể thao, nơi tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong làng. Đây là bia địa giới được làm từ đá nguyên khối có từ khi thành lập làng năm 1898 đến nay, trước kia bia được đặt làm mốc giữa làng Nhật Quang và làng Lợi Chấp. Những năm 90 của thế kỷ trước nhân dân trong làng đưa bia về đặt bên ngoài đình. Thờ thành hoàng làng là một nét văn hóa truyền thống của các làng quê Việt Nam, nhân dân làng Lợi Chấp thờ Thành hoàng làng là Thần Quản Gia Đô Bác. Được biết, tại tỉnh Thanh Hóa có tới 72 thôn làng thờ ông là thần hoàng làng, trong đó xã Vĩnh Hòa có 6 làng gồm Nhật Quang, Lợi Chấp, Hữu Chấp, Quang Biểu, Nghĩa Kỳ, Giang Đông.

Tấm bia mốc đá vẫn còn đây

Ghi dấu thời gian những tháng ngày

Mặt đã phôi pha vì sương gió

Lòng vẫn kiên trung chẳng đổi thay

Sống lại ngược dòng trang lịch sử

Biết bao gian khó vẫn vượt qua

Đổi thay cuộc đời khi có Đảng

Xây làng văn hóa rạng tương lai.

Kính thưa quý vị, Vĩnh Hòa là một xã trung du bán sơn địa thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Cách trung tâm huyện Vĩnh Lộc gần 7 km về phía Đông Nam, cách thành phố Thanh Hoá 44 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.488,5 ha. Phía Tây giáp sông Bưởi bên kia là xã Ninh Khang, Phía Đông giáp làng Sóc Sơn xã Vĩnh Hùng, Phía Bắc giáp xã Vĩnh Hưng, Phía Nam giáp sông Mã bên kia là xã Định Hải và xã Định Liên của huyện Yên Định. Tổng dân số tính đến tháng 11 năm 2021 là 7.021 nhân khẩu, sinh sống trong 8 thôn gồm thôn Nhật Quang, Lợi Chấp, Quang Biểu, Nghĩa Kỳ, Giang Đông, Hữu Chấp, Bổng Phồn và Pháp Ngỡ.

Xuất phát điểm là một xã thuần nông của huyện Vĩnh Lộc với hơn 90% dân số làm nông nghiệp; lại thường xuyên chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai bão lũ. Nhờ nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện; dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, cùng với sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của nhân dân Vĩnh Hòa đã phát triển trở thành xã phát triển nhanh của huyện. Năm 2021 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,8%, thu nhập bình quân đầu người 45,5 triệu đồng/ người/ năm. Xã đã về đích nông thôn mới năm 2019 và đang nỗ lực phấn đấu trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2023. Dù kinh tế có nhiều đổi thay; nhưng người dân xã Vĩnh Hòa vẫn gìn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương. Đó là truyền thống lao động cần cù, học hành khoa cử, lòng yêu nước nồng nàn, uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nhiều người con của Vĩnh Hòa thành đạt đã quay trở về hỗ trợ, giúp đỡ quê hương cả về vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy phong trào khuyến học phát triển tạo động lực cho thế hệ trẻ Vĩnh Hòa nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu phát huy truyền thống quê hương.

Với những giá trị truyền thống tốt đẹp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hòa quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, trở thành xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

BÀI THI CHÍNH

Trịnh Khả (1391-1451) là khai quốc công thần của nhà Lê Sơ. Năm 1416 ông là một trong 16 người cùng Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi tham gia hội thề Lũng Nhai khởi binh đánh giặc Minh. Năm 1428 khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi sắc phong Trịnh Khả giữ chức Thái úy là người đứng đầu các quan võ trong triều. Ông không chỉ là một vị tướng kiệt xuất, mà còn là nhà ngoại giao lỗi lạc có công xây dựng mối quan hệ anh em Việt – Lào cho đến ngày nay, mà còn là vị quan thanh liêm vì dân vì nước. Để ghi nhớ công lao của Trịnh Khả, năm 1453 vua Lê Nhân Tông đã cho nhân dân lập đền thờ ông tại quê nhà xã Kim Bôi huyện Vĩnh Ninh nay là thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Di tích bia và đền thờ Trịnh Khả cách trung tâm xã Vĩnh Hòa 3km, trung tâm huyện Vĩnh Lộc hơn 9km nằm ở phía nam núi Kiều sơn, tựa lung vào núi, hướng mặt ra dòng sông Mã. Được xây dựng từ năm 1453 đến nay đã gần 600 năm, trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, bị chiến tranh tàn phá nên cơ bản những công trình cũ đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn, đa phần những công trình hiện tại được xây dựng từ năm 1993 trở lại đây.

Theo sử sách, đền thờ Trịnh Khả cổ bao gồm tiền đường 3 gian, hậu cung và bia đá. Trong đó bia công trạng được khởi dựng niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông. Ngày 26 tháng 7 năm 1451 thái hậu Nguyễn Thị Anh nghe lời gian thần đã ra lệnh xử tử Trịnh Khả cùng con trai ông là Trịnh Bá Quát. Đến năm 1453 vua Lê Nhân Tông mới minh oan, khôi phục chức quan cho ông và cấp tiền cho nhân dân làng Kim Bôi xây dựng đền thờ tại quê nhà.

Vị trí chúng ta đang đứng là nền móng cũ của tiền đường hiện nay không còn nữa, phía sau là hậu cung được xây dựng lại năm 2016 hoàn thành năm 2019. Bên ngoài chúng ta thấy hai con rùa bằng đá lớn, một con rùa đá nhỏ đội mâm bằng đá. Chúng ta đều biết rùa là một trong tứ linh gồm long, lân, quy, phượng. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Theo lời của người trông đền thì con rùa đá đội mâm này được các chuyên gia văn hóa đánh giá là có niên đại cổ nhất ở đây.

Chúng ta thấy ở đây có bài thơ Kiều Lĩnh Kim Bôi Điện:

Hùng vĩ Sóc Sơn thế ngất trời

Vĩnh Ninh Kiều Lĩnh tích Kim Bôi

Lũng Nhai cử nghĩa cao hào khí

Chém tướng bình Ngô sử chói ngời

Khai quốc công thần tài phụ chính

Đầu triều văn võ sáng gương soi

Trung lương Hiển Khánh Vương anh kiệt

Sông Mã reo gầm dội biển khơi.

Bên trong hậu cung đã được xây lại theo kiến trúc phong kiến. Ở giữa hậu cung thờ Thái úy Trịnh Khả, trên ban thờ chúng ta thấy nổi bật là bài vị và hai cây nến bằng gỗ là cổ vật từ khi lập đền còn để lại. Đặc biệt cặp nến gỗ còn nguyên vẹn cả hai chiếc được các chuyên gia khẳng định là có giá trị lịch sử to lớn mà không có di tích nào của tỉnh Thanh Hóa còn lưu giữ được.

Bên tả thờ bà cô Trịnh Thị Xuân Dung người có công lớn giúp che giấu Trịnh Khả khi quân Minh tìm cách tiêu giệt ông để trừ hậu họa khi ông còn nh, bà được vua Lê phong tặng là công chúa nhà Lê. Trước kia bà có miếu thờ riêng nhưng sau đó bị phá nên bà con trong họ rước long ngai thánh bà về đây để thờ.

Bên hữu thờ ông Trịnh Tùng là ông nội của Trịnh Khả và thân sinh ra ông là cụ Trịnh Quyện. Chúng ta thấy ở đây là bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Phía ngoài gần cửa là hai vị quan văn quan võ bảo vệ đền. Theo quy hoạch của tỉnh thời gian tới sẽ xây dựng tiền đường, khi đó ông nội, thân phụ và bà cô sẽ được thờ ở tiền đường, còn hậu cung chỉ thờ mình Thái úy Trịnh Khả.

Rời hậu cung chúng ta cùng lên thăm nhà bia nhé. Đây là vị trí cao nhất, cơ bản còn nguyên vẹn. Đường đi lên trước kia rất khó khăn, nhưng hiện nay đã được xây dựng mới nên thuận lợi hơn nhiều.

Tên bia là Đại Nam quốc Thái úy từ đường bi minh.

Niên đại: 1448 năm Thái Hòa thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông.

Người soạn bia là Thái học sinh Nguyễn Mộng Tuân.

Người khắc bia là Nguyễn Thiện Lô, ngự tiền tả ban.

Bia cao 1,3 m, rộng 0,7 m bề dày 0,2 m. Đế bia được tạo bằng tượng rùa dáng như di chuyển về phía trước biểu hiện cho công trạng được lưu truyền trường tồn cho hậu thế. Trán bia lượn hình vòng cung chạm hai được lửa. Viền xung quanh được khắc hoa văn theo văn hóa thời Lê Sơ. Toàn văn chữ Hán, khắc kiểu chữ Khải dài 22 dòng, mỗi dòng từ 2 đến 70 chữ, cả thảy khoảng 1.200 chữ, 50 câu minh.

Trên bia có đoạn viết “ Bổng lộc của ông lớn lao, rực sáng như hoàng đạo, là nguyên lão ba triều, chỉ mình ông có công đó. Từ đấy gia phong là Bảo chính công thần, Kim tử Vinh lộc đại phu, Nhập nội Tư mã tham tri chính sự”.

Nói về công lao của Thái uý Trịnh Khả, vua Lê Thánh Tông từng viết:

Tay trái quay càn, phải chuyển khôn

Lồng lộng miếu đền ngưỡng vọng tôn

Công danh cái thế còn lưu mãi

Trung hiếu truyền gia tước mãi còn

Quanh chốn lâu đài vui miếu thịnh

Gió mát viện đình rộng Trịnh môn

Tài danh đã báo điềm lành tốt

Rực rỡ công hầu cháu và con...

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC